Theo kinh nghiệm của bà con ta thì nấu rượu nếp phải trải qua 4 bước cơ bản như sau: chuẩn bị gạo, chuẩn bị cơm làm men, quá trình lên men, quá trình chưng cất. Hiện nay, nấu rượu theo phương pháp hiện đại, ngoài 4 bước quan trọng nêu trên, chúng tôi khuyến khích các bạn nên thêm 2 giai đoạn là khử độc sau khi nấu và ủ rượu thời gian dài như rượu lâu năm để tang them hương vị và đảm bảo an toàn cho mẻ rượu của mình hơn.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Gạo nếp cái hoa vàng. Gạo nếp để làm ra rượu tại Trang trại Huy Đen là gạo nếp cái hoa vàng của tỉnh Nam Định. Đây là loại nếp đặc sản nổi tiếng, chỉ được trồng vào vụ mùa từ tháng 5 – tháng 10 âm lịch. Gạo nếp cái hoa vàng còn gọi là nếp Bắc là giống gạo nếp hạt tròn, mẩy; khi đồ thành xôi rất dẻo, có hương thơm đặc trưng vì vậy rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Gạo nếp cái hoa vàng
Hạt gạo để làm rượu thường chọn là hạt gạo nếp mẩy, không bị sâu, lép.
Gạo được xát qua lớp vỏ trấu bên ngoài, phải đảm bảo giữ nguyên được phần lớp cám bên ngoài ̣vì đây là phần có nhiều chất dinh dưỡng của gạo).
Trang trại Huy Đen luôn chọn những hạt gạo to, tròn, mẩy, có hàm lượng dinh dưỡng cao
Gạo được vo sạch và ngâm nước từ 3 – 5h.
2. Chuẩn bị cơm cho quá trình chưng cất rượu nếp
Men: sử dụng men Bắc và một số vị thuốc bắc để tang hương vị đặc trưng cho rượu.
Cho đủ lượng gạo và nước đảm bảo không khô quá hoặc nát quá vào nồi gang nấu cho đến khi gạo chin. Sau đó, trải cơm nếp đã chin ra mặt phẳng lớn, sạch sẽ để rải và trộn đều men Bắc.
3. Quá trình ủ cơm và lên men
Cơm trộn men xong, cho vào ủ kín. Nhiệt độ thích hợp là 25 độ C. Nếu ủ cơm bằng nhiệt độ cao hơn thì rượu nhanh chua và dễ mất đi hương vị của rượu.
Sau khi ủ khô được từ 3 – 5 ngày, cơm rượu bắt đầu ra nước, có mùi thơm thì chuyển sang ủ ướt.
Múc cơm rượu ra thùng nhựa với tỷ lệ: cứ 10kg gạo đổ them 15l nước. Đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn, rượu hóa hết tinh bột và đường. Công đoạn ủ ướt trong vòng từ 20 – 30 ngày tùy thời tiết hoặc nhiệt độ của tủ ủ.
Khi nếm cơm và nước thấy vị cay (hết cay), nước trong là có thể đem đi chưng cất.
4. Quá trình chưng cất rượu
Sau khi đã có sẵn cơm rượu nếp cái hoa vàng, chúng ta cho tất cả cơm rượu này vào 1 cái nồi to để tiến hành chưng cất rượu.
Khi nấu phải canh lửa sao cho rượu không bị khê hoặc bị trào.
Rượu sau khi được chưng cất thành công phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm và hơi tê đầu lưỡi.
Thường 10kg gạo có thể thu được khoảng 7 – 8 lít rượu ngon 40 – 45 độ cồn.
5. Khử độc rượu sau khi chưng cất
Rượu nếp sau khi nấu còn chứa một số độc tố tự nhiên như andehit, este, methanol … những nhân tố gây ngộ độc, đau đầu chóng mặt. Vì vậy, để đảm bảo không còn độc tố trong rượu, chúng ta nên sử dụng máy lọc rượu để loại bỏ hết những độc tố còn sót lại. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy lọc rượu để chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp với tùng điều kiện.
6. Ủ rượu và bảo quản rượu thành phẩm
Theo kinh nghiệm dân gian, chúng ta không nên uống ngay khi mới ra lò mà nên tiến hành ủ rượu trong các bình chứ, chum vại kín, hoặc có thể đem hạ thổ rượu từ 1 – 2 tháng rồi mới uống thì rượu sẽ có mùi vị nồng đượm, thơm ngon đặc trưng hơn.
Hạ thổ và bảo quản rượu
Rượu nếp cái hoa vàng của Trang trại Huy Đen được làm hoàn toàn thủ công bằng phương pháp gia truyền, nguyên liệu dùng để nấu rượu đều có nguồn gốc đảm bảo từ vùng đất Nam Định và được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo đem tới người dùng những sản phẩm tốt nhất. Rượu nếp cái hoa vàng của Trang trại Huy Đen đã đáp ứng được những yêu càu khắt khe của người dùng và được rất nhiều người lựa chọn tin dùng.